messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Hotline: 0934014388

Meta Description Là Gì? Cách Viết Thẻ Meta Chuẩn SEO

Meta Description là thẻ mô tả meta cung cấp cho người đọc một bản tóm tắt ngắn gọn về nội dung của một trang Web, để đạt được kết quả hiển thị tốt chúng thường chứa từ 155-160 ký tự.

Meta Description Là Gì? Cách Viết Thẻ Meta Chuẩn SEO

Một bài viết muốn tiếp cận các đối tượng mục tiêu thì Meta Description là một yếu tố quan trọng. Đặc biệt khi bài viết của bạn đã đủ yếu tố chuẩn SEO và đạt được một vị trí trong Top đầu của kết quả tìm kiếm, thì nó lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng click vào trang web của bạn khi Google đã trả về các kết quả tìm kiếm cho người dùng. 

Meta Description là gì? Tại sao thẻ mô tả lại quan trọng như vậy. Hãy cùng Fago Agency tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! Vì mọi kiến thức về Meta Description đều được chúng tôi tổng hợp qua bài viết dưới đây. 

1. Thẻ Meta là gì?

Để hiểu được rõ Meta description thì bạn nên biết thêm về thẻ Meta là gì?  Thẻ Meta hay còn được biết đến là Meta Tag, nó là một đoạn văn bản giúp khai báo tiêu đề của một trang. 

Các thẻ meta sẽ không được thể hiện trong bài viết mà chỉ được hiện trên đầu mỗi trang HTML, chúng bao gồm các thông tin như tiêu đề, ngôn ngữ, tác giả. Chúng về cơ bản là những nội dung nhỏ giúp cho GoogleBot hiểu trang Web của bạn đang nói về chủ đề. 

meta description

Thẻ Meta là gì?

Trong SEO có 4 loại thẻ meta mà bạn nên biết: 

- Meta Keywords: Thẻ này sẽ cung cấp dữ liệu về trang HTML từ đó giúp GoogleBot nhận biết được chủ đề bài viết của trang bạn là gì. Thẻ Meta Keywords không liên quan đến các công cụ tìm kiếm nên nó sẽ không tác động đến xếp hạng tìm kiếm Google. 

- Meta title: Văn bản này sẽ được người dùng nhìn thấy ở đầu mỗi trình duyệt Web, công cụ tìm kiếm xem nó là tiêu đề của trang. 

- Meta description - Một đoạn văn bản tóm tắt ngắn gọn về trang hay nội dung bài viết của bạn. 

- Meta Robot - Sẽ hướng dẫn công cụ tìm kiếm Google cách thu thập dữ liệu của một trang cụ thể. 

2. Meta Description là gì? 

Meta description là thẻ mô tả meta cung cấp cho người đọc một bản tóm tắt ngắn gọn về nội dung của một trang Web, để đạt được kết quả hiển thị tốt chúng thường chứa từ 155-160 ký tự. 

Thẻ Meta description sẽ xuất hiện bên dưới phần tiêu đề của một bài viết khi người dùng truy vấn tìm kiếm các từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm Google. 

Khác với tiêu đề của bài viết, thẻ mô tả không phải là một yếu tố để giúp đạt xếp hạng mà Google yêu cầu, nhưng nó sẽ giúp bài viết của bạn lôi kéo người dùng nhấp vào trang từ đó tác động đến độ hiệu quả trong SEO Website. Bởi thẻ Meta description sẽ hỗ trợ người dùng tìm được kết quả phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. 

Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm Keyword “SEO là gì?” vào thanh tìm kiếm thì Goohle sẽ trả về các kết quả tìm kiếm và dòng chữ dưới tiêu đề SEO là gì? Tại sao SEO lại quan trọng đối với Doanh Nghiệp được gọi là thẻ Meta description.   

meta description

Meta Description là gì? 

3. Tầm quan trọng của Meta Description

Thẻ Meta Description nếu được tối ưu tối sẽ mang đến cho bạn 3 lợi ích sau: 

- Tăng lượt traffic cho trang của bạn trên Google và các nền tảng mạng xã hội. 

- Giúp công cụ tìm kiếm của Google hiểu rõ về nội dung và chủ đề của trang bạn cung cấp qua đó giúp cho việc xếp hạng trang của bạn tốt hơn.  

- Hỗ trợ trong việc trải nghiệm người dùng, bởi Meta Description sẽ giúp người đọc năm bắt được nội dung bài viết của bạn nhanh chóng hơn.  

Nếu bạn không tạo được một thẻ Meta Description chất lượ ng, đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh với các đối thủ của mình trên các kết quả tìm kiếm của Google. 

meta description

Tầm quan trọng của Meta Description

4. Cách viết thẻ Meta Description trong bài viết chuẩn SEO 

Nếu muốn tối ưu thẻ Meta Description buộc bạn phải viết làm sao vừa đáp ứng được tiêu chuẩn cho công cụ tìm kiếm và hấp dẫn để giúp thu hút và lôi kéo người đọc. 

Trường hợp nếu không thể đáp ứng được cả hai khía cạnh buộc bạn phải lựa chọn giữa máy tìm kiếm và người dùng, thì bạn nên ưu tiên viết cho người đọc. Bởi Google sẽ ngày càng cải tiến để thông minh hơn để có được sự tin cậy của người dùng, do đó hiện tại quy định của Google có thể gây khó chịu cho người dùng nhưng về lâu về dài để giữ được chân người dùng thì bắt buộc nó sẽ có những thay đổi để để phù hợp với họ. Vậy nên bạn cứ đặt người dùng lên trên hết thì về lâu về dài sẽ là một lợi thế cho bạn. 

Dưới đây là một số quy tắc phổ biến được nhiều SEOer áp dụng trong việc triển khai nội dung Website của mình.

 4.1. Độ dài Meta Description hợp lý 

Google nhiều lần thay đổi độ dài tối đa của một Meta Description, gần đây nhất độ dài tối đa được Google chấp nhận là 300 ký tự. 

Tuy nhiên thì Goolge thường sẽ chỉ cho phép hiển thị khoảng 160 ký tự đầu tiên của Meta Description. Vậy nên để được hiển thị một cách tối ưu nhất bạn chỉ nên viết tối đa khoảng 150 đến 160 ký tự là vừa đủ. Qua đó mà nội dung được thể hiện rõ không bị cắt gọn gây khó chịu cho trải nghiệm của người đọc.  

4.2. Nội dung lôi cuốn người đọc 

Một Meta Description sẽ giúp bài viết của bạn lôi kéo được người dùng nhấp vào liên kết của bạn vậy nên việc tạo một mô tả hấp dẫn phản ánh chính xác các giá trị và tính độc đáo của nội dung trên trang của bạn là cần thiết. 

Bạn nên cân nhắc sử dụng những từ ngữ kêu gọi người dùng hành động, nhấn mạnh vào lợi ích hoặc đặt câu hỏi để khơi gợi sự tò mò của người đọc.

meta description

Nội dung Meta Description lôi cuốn người đọc 

4.3. Tạo thẻ Meta Description Unique 

Thẻ Meta Description trên trang Web của bạn nên có tính nổi bật, bởi khi đảm bảo được yếu tố này  khi bài viết của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được sự chú ý và tranh gây hoang mang cho người dùng vì cá thẻ mô tả quá giống nhau.  

4.4. Chèn thêm từ khóa chính vào Meta Description 

Sự có mặt của từ khóa chính trong Meta Description sẽ giúp người dùng và Google dễ dàng xác định được nội dung chủ đề của bạn một cách nhanh chóng. Nếu từ khóa trùng khớp với từ hay cụm từ mà người dùng đang tìm kiếm thì chúng sẽ được bôi đậm trên trang kết quả tìm kiếm qua đó mà việc thu hút người dùng chú ý đến tiêu đề của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn.

4.5. Không nhồi quá nhiều từ khóa trong thẻ Meta Description 

Bạn chỉ nên dùng từ khóa một lần trong phần Meta Description, nếu được nên sắp xếp nó ở vị trí gần đầu của câu. 

Nếu bắt buộc phải dùng thêm để mô tả rõ ý của bài viết bạn có thể sử dụng các từ khóa có liên quan, việc kết hợp các từ khóa có liên quan có thể giúp thể hiện chính xác nội dung trang web của bạn. Đảm bảo những từ khóa này phải phù hợp với mục đích của người dùng và nội dung trong trang của bạn. 

4.6. Tránh dùng dấu “ ” trong thẻ Meta Description

Việc sử dụng dấu “ ” sẽ dễ khiến Google hiển nhầm đến vị trí dấu ngoặc là hết và nó sẽ ngắt đoạn mất đoạn sau đó. Từ đó, đoạn giới thiệu sẽ bị cắt cụt ảnh hưởng đến phần hiển thị văn bản của bạn. 

Để tránh gặp phải những trường hợp trên bạn nên tránh sử dụng dấu ngoặc kép hoặc các ký tự đặc biệt. Nếu bắt buộc phải sử dụng ký tự nó bạn phải xem xét trước có bị ảnh hưởng gì hay không để tránh bị Google hiểu lầm mà cắt mất phần nội dung của bạn. 

4.7. Cân nhắc sử dụng thêm Snippets 

Snippets là đoạn thông tin của một trang được thể hiện dưới dạng xếp hạng, đánh giá,... giúp nội dung bài đăng và trang Web đạt kết quả hiển thị tối đa qua đó mang lại trải nghiệm đáng tin cậy cho người dùng. Nó sẽ bổ trợ cho nhiệm vụ của Meta Description. 

meta description

Sử dụng thêm Snippets để bổ trợ thêm cho Meta Description

5. Một số công cụ giúp kiểm tra Meta Description

5.1. SEMrush Site Audit 

SEMrush Site Audit là công cụ cho phép người dùng phân tích toàn diện trình trạng của một trang Web. Nó sẽ cung cấp một danh sách những vấn đề mà trang Web của bạn đang gặp phải và trong đó sẽ có thể bao gồm Meta Description nếu phần nội dung này đang bị trùng lặp, thiếu hay gặp một số lỗi.  

5.2. Portent 

Portent là công cụ giúp các doanh nghiệp cải thiện chiến lược Marketing Online của doanh nghiệp, nó cho phép người dùng nhập Meta Description, tiêu đề và URL để từ đó xem xét các kết quả tìm kiếm của bạn xuất hiện như thế nào. Nó sẽ cho phép bạn kiểm tra độ dài của tiêu đề, chiều dài ký tự trong mô tả và kiểm tra các từ khóa khác nhau trong mô tả như thế nào khi in đậm. 

Mong rằng với những kiến thức về Meta Description mà Fago Agency cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên nội dung bài viết trên Web hiệu quả từ đó mang lại nhiều kết quả tốt trong các chiến lược về SEO của mình. 

Ngoài ra, bạn lên đảm bảo trang Web của mình chứa càng nhiều kỹ thuật trong SEO càng tốt, bởi tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn việc có một kế hoạch bài bản về SEO sẽ là một lợi thế. 

Nếu nguồn lực về Mareketing còn yếu Fago Agency khuyên bạn nên cân nhắc trong sử dụng dịch vụ SEO của một bên thứ ba để tối ưu dễ dàng hơn và giảm chi phí trong việc đào tạo nhận sự SEO. Một số dịch vụ SEO tại Fago Agency bạn có thể tham khảo: 

DỊCH VỤ SEO TỔNG THỂ - CAM KẾT TỪ KHÓA NÊN TOP

THIẾT KẾ WEBSITE CHUẨN SEO

LIÊN HỆ NGAY

  • 0934014388
  • 9:00 sáng - 8:00 tối
  • HN: 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội
  • HCM: 26/1 Nguyễn Minh Hoàng, phường 12, Q.Tân Bình.

ĐĂNG KÝ YÊU CẦU GỌI LẠI

fago
0934014388 sale@fagogroup.vn
DMCA.com Protection Status BCT